NHỮNG THÔNG TIN VỀ BỆNH CÚM B CHA MẸ CẦN BIẾT

Thứ bảy - 31/12/2022 15:26
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng trẻ mắc các bệnh hô hấp đang có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B.Mặc dù cúm B là những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và đủ về bệnh, dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc hoang mang lo lắng quá mức. Đã có nhiều gia đình tự ý làm xét nghiệm khi không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc, hay sử dụng các loại thuốc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ….
Để giúp cha mẹ có thể ứng phó và chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc cúm B, cha mẹ cần lưu ý những thông tin cần biết về bệnh.
1. Bệnh cúm B là gì?
- Bệnh cúm B là một loại cúm mùa( có 4 type A, B, C, D ) là loại vi rút thường gây nhiễm trùng đường hô hấp . Kể từ sau đại dịch Covid-19 các nghiên cứu thấy rằng cúm B gặp khoảng 40% do cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, D.
- Ở các nước ôn đới bệnh gặp vào mùa đông. Còn ở các nước nhiệt đới, bệnh có thể gặp quanh năm, nhưng chủ yếu gặp vào mùa đông và bệnh có thể gây thành dịch không theo quy luật thông thường.
2. Bệnh cúm B lây truyền như thế nào?
- Cũng như cúm A, cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ ( có chứa vi rút cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ.
    
                                                                 
                                          minh hoạ 1
3. Thời gian ủ bệnh
- Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1 ngày đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm vi rút cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn.
4. Dấu hiệu và triệu chứng khi mắc cúm B
- Cũng giống như cúm A, các triệu chứng thường gặp: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức.
- Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa ( buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy )
- Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

                       minh hoạ 2


5. Các biến chứng có thể gặp khi trẻ mắc cúm B

- Phầng lớn bệnh cúm B nhẹ tự khỏi tuy nhiên vi rút cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do vi rút cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn.
 -Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan nhưng rất hiếm.
6. Những trẻ nào có nguy cơ cao biến chứng nặng do cúm
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ có các bệnh mãn tính: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh/mắc phải, bệnh gan, bệnh thận, bệnh hen, bệnh phổi mãn, bệnh tăng áp phổi , trẻ được dùng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh ung thư, bệnh máu rối loạn chuyển hóa, béo phì….

                                             minh hoạ

7. Khi mắc cúm trẻ được điều trị như thế nào.
- Bệnh cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà, thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với vi rút cúm, chỉ dùng thuốc kháng vi rút trong một số trường hợp đặc biệt, tuy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
- Điều trị và chăm sóc tại nhà với các trẻ bị cúm nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng:
- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà với môi trường sạch sẽ, thoáng mát thông gió.
- Dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ có sốt trên 38,5 độ C, các thuốc có thể sử dụng như: paracetamol liều từ 10-15mg/kg/lần (không dùng với các trẻ có các bệnh gan), hoặc ibuprofen liều 6-8mg/kg/lần (không dung với trẻ có giảm tiểu cầu hoặc nghi ngờ có sốt xuất huyết), khoảng cách dùng 4-6h nếu sốt >38,5 độ C.
- Cho trẻ ăn lỏng, thức ăn mềm, cho uống thêm nhiều dịch (không dung các loại nước ngọt công nghiệp) : nước quả, dung dịch ozesol….
- Nếu trẻ có ho dung thuốc ho thảo dược.
- Thông thoáng đường thở bằng nhỏ nước muối sinh lý, vệ sinh mũi sạch sẽ.
8. Khi nào cha mẹ cần cho trẻ mắc cúm B đến các cơ sở y tế.
- Trẻ sốt cao trên 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao trên 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm.
- Trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp.
- Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao).
- Trẻ không ăn/uống.
- Trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường).
- Thay đổi ý thức: trẻ không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…
- Trẻ lớn thấy kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều…
- Hoặc cha/mẹ/người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ.
- Trẻ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng.
* Lưu ý: Cha mẹ/người chăm sóc không tự ý gọi xét nghiệm chẩn đoán cúm B cũng như các xét nghiệm khác, không tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh cũng như các thuốc kháng vi rút cho trẻ mà nên theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
                                nhiệt độ


9. Các biện pháp phòng bệnh cúm B
- Cúm B lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc, do đó biện pháp phòng bệnh là:
- Giữ khoảng cách xa tối tiểu 1 mét với những người có triệu chứng mắc cúm
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn, trước khi chạm vào mắt, mũi, miệng.
- Sử dụng khăn giấy khi ho, hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác đúng quy định.
- Làm sạch các bề mặt, dụng cụ thường xuyên chạm vào
- Không cho trẻ sử dụng chung các vật dụng như cốc uống nước, thìa, đồ chơi…Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh cúm nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, tuân thủ cách ly và điều trị.
       

rửa tay
 Trên đây là một số triệu chứng, biểu hiện và cách phòng tránh cúm B của trường Mầm non Văn Khê. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp cho  các cô giáo và các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó có các biện pháp để chủ động phòng tránh cho con em mình.

 

Tác giả: Mầm non Văn Khê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Văn Khê
    02433.520.385

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay915
  • Tháng hiện tại39,333
  • Tổng lượt truy cập10,943,114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây